Tài Liệu

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Kỹ thuật trồng cây hồ tiêu



Cây hồ tiêu là cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm, dạng cây leo, hạt có vị cay đặc biệt tinh dầu có hương thơm. Hạt tiêu là gia vị quí hiếm, được trồng phổ biến ở nhiểu nước viễn Đông. Ở Việt Nam Hồ tiêu được trồng lâu đời ở vùng Quảng Trị, Hà Tiên sau này được trồng phổ biến ở các vùng đông nam bộ, tây nguyên.
Nước ta có nhiều giống tiêu tốt có thể xuất khẩu, như tiêu đất đỏ (Bà Rịa), Tiên Sơn (Play-ku), Tiêu Phú Quốc, Tiêu Quảng Trị hoặc giống tiêu nhập nội Lada belangtung (Indonẽia) Cho năng suất cao có sức chống chiụ sâu bệnh nhất là bênh tuyến trùng dễ.
Lấy giống hồ tiêu ở những bụi tiêu to mọc khỏe xanh tốt không bị sâu bệnh.
Trên dây tiêu ta có thể lấy cả ba cành để làm giống.
1. Từ nhánh ác: nếu sản xuất cây non từ nhánh ác thì cây cho trái sớm trong vòng 1 năm sau khi trồng. Cây phát triển chậm không leo mà mọc thành bụi nên không không cần nọc tuy nhiên năng suất thấp và tuổi thọ cũng không cao (7-8 năm) cho nên chỉ trồng để sử dụng trong gia đình ít phổ biến trồng đại trà cho sản xuất.
2. Từ cành thân: Hom lấy từ cành thân (thân chính) rất phổ biến hom được lấy từ phần ngọn vào phần thân của dây tiêu sau khi đã trồng được 1-1,5 năm cây non phát triển nhanh từ thân chính cho nhiều nhánh ác cho trái sớm sau 2-3 năm trồng Tiềm năng năng suất cao và tuổi thọ cũng cao (20-25 năm) rất thích hợp trong việc trồng tiêu xuất khẩu.
3. Từ cành lươn: Hom lấy từ dây lươn cây cho trái chậm hơn 3-4 năm sau khi trồng song tiềm năng cho năng suất cao và tuổi thọ cũng cao nhất thích hợp cho chuyên canh hơn nữa hom từ dây lươn rẻ, dồi dào hơn.
Như vậy ta nên lấy từ thân chính và dây lươn để nhân giống cho sản xuất không nên lấy từ nhánh ác.
Đất trồng
Tiêu thích ẩm mà không chịu úng, úng là điều tối kị với cây tiêu vì rễ cây tiêu ăn cạn nên đòi hỏi đất có tầng đất mặt tơi xốp giàu có chất hữu cơ.
Cây hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau như đất đỏ bazan, saphiến thạch phù sa bồi tù.... nhưng đất phải tơi xốp đủ ẩm không được ngập ứng.
Tầng đất dày tơi xốp, độ sâu 50-100 cm có nhiều mùn.
Đất có khả năng giữ nước cao và thoát nước tốt
Độ pH 5,5-7 nếu đất chua phải bón vôi để cải tạo
ở các nơi có gió lớn phải trồng cây che chắn gió
Ươm giống tiêu
Lấy hom ở thân chính hoặc thân lươn trước đó 10-12 ngày phải cắt bỏ ngọn và các cành ngang, cắt mỗi hom 2-3 đốt dài khoảng 20-30 cm chọn cành bánh tẻ đoạn ngọn, đoạn gốc có rễ và mắt các mắt có khả năng ra mầm).
Hom giống sau khi cắt có thể trồng ngay hoặc giâm hom vào cát ẩm túi bầu bằng nilon dài 25cm rộng 15cm đục 8-10 lỗ ở đáy và đổ vào túi 0,5kg phân chuồng hoai mục + 1,5kg đất mặt+ 5g supe lân trộn kỹ.
Chọc lỗ đặt hom, hai mắt (hai lá) nằm trong đất, ấn chặt đất, tưới ẩm nước.
Xếp các túi bầu theo luống rộng 1,2-1,5cm, làm giàn che kín chống năng cứ sau mỗi tháng bỏ bớt giàn che cuối cùng chỉ để 50-60% ánh sáng lọt xuống. Hàng ngày tưới nước tạo độ ẩm cho cây. Những ngày mưa to hoặc độ ẩm cao thì không tưới.
Ở Quảng Trị thời vụ chính để ươm tiêu vào tháng 8-9 ngoài ra còn có thêm vụ xuân tháng 2-3.
Cách trồng
Đào hố 60x60cm sâu 50cm
Phân bón cho 1 hố: Phân mặt đất +10-15kg phân chuồng hoai mục+ 0,3kg supe lân+0,5kg vôi trộn đều để 15-20 ngày mới trồng.
Khi trồng cuốc một hố nhỏ đặt bầu cách choái 20-25 cm và nghiêng hướng về choái với một góc 450C tháo túi nilon nén chặt đất quanh bầu tạo bồn ổ gà xung quanh tưới ẩm nước và dùng rác khô phủ lên làm phên che nắng cho tiêu.
Thời vụ trồng thích hợp nhất là mùa mưa tháng 9-10 cho cây kịp lớn để mùa khô tiêu đủ sức chịu hạn. Tiêu trồng sau ươm 6-12 tháng.
Mật độ: Tùy theo đất tốt hay xấu choái sống hay chết mà có thể trồng ở mật độ 2,5x2,5m (cây cách cây là 2,5m, hàng cách hàng 2,5 m) hoặc 2,5x3m (cây cách cây 2,5 m, hàng cách hàng 3m)
Chú ý: Bố trí hàng tiêu theo hướng đông tây để tiêu có nhiêu ánh nắng nuôi quả.
Bón phân và chăm sóc
bón phân
Muốn tiêu có năng suất cao cần phải có chế độ bón phân hợp lí:
Lượng phân bón cho một gốc tiêu/năm.
Tuổi cây Phân hữu cơ kg Phân ure gam Supe lân gam KCl  gam
Năm 1 10-15 150 300 80
Năm 2 15 200 300 120
Năm >3 15-20 300-500 450-500 200-250
Thời kỳ bón
Năm 1:
bón lót 100% phân chuồng và lân (10-15kg phân chuồng +300 gam phân lân)
sau trồng 1-2 tháng bón ½ ure +1/2 Kali (75g ure +40g kali)
Cuối mùa mưa bón ½ ure + 1/2 Kali (75g ure +40g kali)
Năm 2:
Đầu mùa mưa bón 100% phân hữu cơ + lân+1/2 ure+1/2 kali (15kg phân chuồng + 300g lân+ 100g ure + 60g kali)
Giữa mùa mưa bón ½ ure + ½ kali còn lại (100gure+60g kali)
Năm thứ 3 trời đi:
Sau khi hái quả bón 100% phân hữu cơ +1/2 phân lân+ ½ ure+ ½ kali (15-20kg phân chuồng+225g lân + 250 ure+ 199-125 kali).
Cách bón:
Đào xung quanh gốc tiêu cho phân vào rồi lấp, đào sâu 20-30 cm (tùy theo tuổi)./
Chăm sóc
- Năm trồng mới thường xuyên tưới nước cho cây cần kết hợp che chắn và tủ gốc cho tiêu.
- Thời kì kinh doanh tưới nước cho cây tiêu là cần thiết
- Sau khi thu hoạch trong mùa khô cần cắt tỉa bớt lá cũng là sự hạn chế sự tiêu phí nước của cây đồng thời kích thích cây phân hóa mầm cho vụ sau.
Chú ý: mùa mưa phải bớt rác tủ gần gốc tiêu để gốc tiêu khỏi thối do mầm bênh.
Buộc đốn, tạo hình tiêu
Sau khi trồng nếu gốc tiêu phát triển tới choái thì dùng dây mềm để buộc tiêu vào thân choái. Dây dùng để buộc phải dùng loại dây chắc bền, không hút nước. Tốt nhất là dùng các loại dây nilon mỏng để buộc, không nên dùng các loại dây hút nước như dây chuối khô, dây vải...
Vì các loại dây này giữ nước làm các loại nấm bệnh phát triển ngay tại chỗ buộc. Khi buộc không nên buộc quá chặt vì dây tiêu còn lớn, nhưng cũng không nên quá lỏng. Trong khoảng thời gian đầu mới trồng cây phát triển nhanh, hàng tuần cần phải tiến hành cột dây tiêu.
Khi tiêu leo 60-80cm chưa phát triển cành ngang thì bấm ngọn
Cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 1,5m dung biện pháp đốn cây tiêu.
Kỹ thuật đốn
Cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ gỡ dây tiêu ra khỏi choái đào rãnh xung quanh choái có độ sâu 10-15cm bón một lớp phân chuồng hoai mục đặt cây tiêu uốn theo rãnh lấp đất, phần ngọn còn lại buộc vào choái.
Thời gian đốn tiêu tốt nhất là mùa mưa
Đối với cây già ở phía trong giáp với choái cần chọn lọc cắt tỉa bớt sau một vụ thu hoạch tạo hình, tỉa bớt cành yếu bị che lấp ánh sáng. Cành bị sâu bênh
Cây làm choái
Chóai tiêu giữ một vai trò quan trọng đối với đời sống cây tiêu, vì đời sống cây tiêu kéo dài 20-25năm. Tùy theo điều kiện cụ thể có thể dùng các cây choái khác nhau.
Cây chóai sống
Cây mít, cây vông, cây long mức... khi trồng cây choái sống nên đào hố sâu hạn chế rễ ăn ngang sau này nổi lên mặt đất tranh chấp dinh dưỡng cây hồ tiêu.
Choái sống phải trồng trước 1 vài năm
Cây choái chết bằng gỗ
Các loại cây căm xe, cà chắc, làu táu... thường đốt xém xung quanh thành gờ để giúp rễ tiêu bám dễ dàng, cây thẳng cao 4-5m.
Choái cây bằng gach
Dùng gạch đá xây trụ khép kín dày có đường kính 0,7-0,8m.
Thu hoạch và chế biến
Tiêu chuẩn buồng tiêu khi thu hoạch: Màu buồng tiêu từ xanh thẫm chuyển sang màu vàng óng có sọ cứng.
Hái cả buồng nếu tỉ lệ chín trên 50% thì để riêng không ảnh hưởng chất lượng tiêu
Tách hạt sao cho bi giập nhúng vào nước vôi 1-2 phút đảo để (chú ý không nhúng lâu, rồi đem phơi hoặc ủ 5-6h).

Kỹ thuật ghép cao su

CÁCH PHA CHẾ DUNG DỊCH BORDEAUX (BÓOC ĐÔ)


1. Dung dịch Bordeaux (Boócđô)
- Tên thông dụng: phèn xanh vôi.
Là loại thuốc trừ nấm gốc vô cơ, có tác dụng tiếp xúc. Được ông Millardet (Pháp) phát hiện năm 1882, cho đến ngày nay dung dịch Bordeaux vẫn được sử dụng rộng rãi trị nhiều loại bệnh do nấm và vi khuẩn cho nhiều cây khác nhau, trong đó có cả bệnh cây cao su như nấm hồng, Corynespora, héo đen đầu lá v.v.
Dung dịch Bordeaux được tạo thành bằng cách pha CuSO4 và vôi (Ca(OH)2), dung dịch đã pha có màu xanh nhạt không mùi và pH kiềm. Dung dịch Bordeaux là thuốc an toàn ít độc với người và động vật nhưng ít bền. Tùy theo liều lượng, kỹ thuật pha chế thuốc có nồng độ khác nhau. Trong cao su hai nồng độ 1 và 5% thường được dùng.
- Cách pha chế dung dịch Bordeaux.
+ Nồng độ 1%: Dùng trị bệnh héo đen đầu lá. Dùng vôi sống, sulfat đồng và nước với tỷ lệ 1:1:100. Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 80 lít nước và 1 kg vôi trong 20 lít nước còn lại. Dung dịch trên được lọc để loại bỏ tạp chất, tiếp theo đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào dung dịch vôi và trộn đều; tuyệt đối không làm ngược lại. Dùng cây sắt được mài sáng và nhúng vào dung dịch thuốc đã pha trong 1 - 2 phút, nếu bị sét là do có pH thấp cần điều chỉnh tăng thêm lượng vôi. Nếu pha đúng cách dung dịch có màu xanh dương và chậm kết tủa. Dung dịch thuốc sử dụng ngay sau khi pha chế vì thuốc dễ bị phân hủy nếu để lâu.
+ Nồng độ 5%: Dùng chủ yếu để trị bệnh nấm hồng. Pha sulfat đồng, vôi sống và nước với tỷ lệ 1: 4: 15. Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 5 lít nước và 1 kg vôi trong 10 lít nước còn lại. Cách pha tương tự như dùng cho nồng độ 1%.
Chú ý:
-Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha và sử dụng dung dịch Bordeaux, vì thuốc có khả năng ăn mòn. Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ.
-Pha và sử dụng trong ngày, không lưu trữ vì giảm hiệu quả trị bệnh.
-Không sử dụng cho cây bầu bí và các cây họ cà: thuốc lá, cà chua…
2. Anvil
- Tên thông dụng: hexaconazole.
- Tên hóa học: (RS)-1-(2,4 dichlorophenyl)-1-(1H)-1,2,4 triazol-1-yl) hexane-2-ol.
- Công thức hóa học: C14H17Cl2N3O.
- Độc tính: thuốc ít độc, LD50 = 2.189 mg/kg.
Là thuốc trừ nấm thuộc nhóm triazole, (thuốc trừ bệnh nhóm hữu cơ) do công ty ICI (Anh) phát minh và sản xuất. Dạng nguyên chất ở thể lỏng không mùi, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Thuốc có tác dụng lưu dẫn dùng phòng trị bệnh cho nhiều loại nấm thuộc bộ Basidiomycetes, Ascomycetes, Deteuromycetes.
Dạng thương phẩm: Anvil 5EC, Calihex 50SC (50 gr hexaconazole/lít).
Dùng phòng trị bệnh cho cây cao su như sau:
Nấm hồng: dùng ở nồng độ 0,5% phun 3 - 4 lần với chu kỳ 7 - 10 ngày/lần cho đến khi nấm không phát triển.
Phấn trắng và héo đen đầu lá: dùng ở nồng độ 0,01 - 0,02% phun trên tần lá non. 

TỔNG QUAN VỀ CÂY SẮN


GIỚI THIỆU CÂY SẮN
1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Sắn (Manihot esculenta Crantz) hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2009). Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm.
Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Năm 2008, Trung Quốc đã sản xuất một triệu tấn ethanol, họ đã thoả thuận với một số quốc gia lân cận để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Tại Thái Lan, nhiều nhà máy sản xuất ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng năm 2008. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất ethanol (TTTA. Outlook for 2009)
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng từ năm 1995 đến nay (Bảng 1 dưới đây). Năm 2008, sản lượng sắn thế giới đạt 238,45 triệu tấn củ tươi so với 223,75 triệu tấn năm 2007 và năm 1995 là 161,79 triệu tấn. Nước sản xuất sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,87 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mười về sản lượng sắn trên thế giới (9,38 triệu tấn).
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản  lượng sắn của thế giới từ năm 1995 – 2008
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1995
16,43      
9,84
161,79
1996
16,25      
9,75
158,51
1997
16,05     
10,06
161,60
1998
16,56     
9,90
164,10
1999
16,56     
10,31
170,92
2000
16,86   
10,70
177,89
2001
17,17      
10,73
184,36
2002
17,31       
10,61
183,82
2003
17,59      
10,79
189,99
2004
18,51    
10,94
202,64
2005
18,69       
10,87
203,34
2006
20,50      
10,90
224,00
2007
18,39      
12,16
223,75
2008
21,94     
12,87
238,45
Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ  FAOSTAT qua các năm.

2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI (Bảng 2). Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1997). Nghiên cứu và phát triển cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có hiệu quả cao (Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005), đây là hướng hỗ trợ chính cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các năm và phân theo các vùng sinh thái được thể hiện qua Bảng 2 và Bảng 3. Diện tích sắn nhiều nhất ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (168,80 ngàn ha). Tây Nguyên là vùng sản xuất sắn lớn thứ hai của cả nước, tập trung chủ yếu ở bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Năm 2008, diện tích sắn của Tây Nguyên đạt 150.100 ha, nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 15,7 tấn/ha, tổng sản lượng 2,35 triệu tấn, thấp hơn rất nhiều so với năng suất và sản lượng sắn của vùng Đông Nam Bộ (23,74 tấn/ha và 2,69 triệu tấn) (Tổng cục thống kê, 2009).
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008
Năm
Diện tích   
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng         
( triệu tấn)
1995
164,30   
9,84
1,62
1996
275,60       
7,50
2,06
1997
254,40   
9,45
2,40
1998
235,50    
7,55
1,77
1999
226,80     
7,96
1,80
2000
234,90  
8,66
2,03
2001
250,00     
8,30
2,07
2002
329,90    
12,6
4,15
2003
371,70   
14,06
5,23
2004
370,00     
14,49
5,36
2005
425,50    
15,78
6,72
2006
474,80       
16,25
7,77
2007
496,80      
16,07
7,98
2008
557,40       
16,85
9,3
Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm.

Bảng 3. Diện tích, năng suất và sản lượng của các vùng sinh thái Việt Nam năm 2008
TT
Vùng sinh thái
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1
Đồng bằng sông Hồng
7,90
12,92
102,10
2
Trung du và miền núi phía Bắc
110,00
12,07
1.328,00
3
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
168,80
16,64
2.808,30
4
Tây Nguyên
150,10
15,70
2.356,10
5
Đông Nam Bộ
113,50
23,74
2.694,50
6
Đồng bằng sông Cửu Long
7,40
14,43
106,80

Cả nước
557,40
16,87
9.395,80
Nguồn: Trần Công Khanh tổng hợp từ Niên giám thống kê qua các năm.

Về thời tiết, Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên có sự phân biệt mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 và kết thúc vào cuối tháng 10 hàng năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 04 năm sau. Do đặc điểm thời tiết của Vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên gần giống nhau nên lịch thời vụ trồng sắn của cả hai vùng sinh thái nói trên cũng được bố trí tương tự:
-    Thời vụ chính (khoảng 70% diện tích), sắn được trồng từ giữa tháng tư đến cuối tháng năm, thu hoạch từ đầu tháng một đến cuối tháng ba năm sau.
-    Thời vụ phụ (khoảng 30% diện tích), sắn được trồng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9, thu hoạch từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 năm sau. Sắn trồng ở thời vụ cuối mùa mưa có hàm lương tinh bột thấp hơn so với thời vụ trồng đầu mùa mưa, diễn biến hàm lượng tinh bột của sắn trong năm được trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4. Diễn biến về hàm lượng tinh bột sắn qua các tháng trong năm từ 1994 – 1997 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Tháng
Hàm lượng tinh bột (%)
Năm 1994
Năm 1995
Năm 1996
Năm 1997
Trung bình
Tháng 1

27,8
28,2
26,4
27,5
Tháng 2

28,8
29,3
26,5
28,2
Tháng 3

28,4
28,9
26,9
28,1
Tháng 4

22,1
24,3
25,1
23,8
Tháng 5

18,3
20,8
22,7
20,6
Tháng 6

-
-
21,7
21,7
Tháng 7

-
-
-
-
Tháng 8

-
-
-
-
Tháng 9

21,0
22,9
22,1
22,0
Tháng 10

21,5
22,8
25,3
23,2
Tháng 11
25,8
23,3
24,1
26,6
25,0
Tháng 12
27,0
24,8
24,3
28,6
26,2
Nguồn: Hoàng Kim, Trần Công Khanh và Diệp Phương Điền, 1998.

Nghiên cứu, sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) là định hướng đúng đắn trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn năng lượng sạch đã được thế giới quan tâm nghiên cứu sản xuất. Năm 2008, toàn thế giới đã sản xuất khoảng 66 tỷ lít ethanol, Mỹ hiện là quốc gia sản xuất ethanol lớn nhất thế giới đạt gần 34 tỷ lít. Năm 2012, Mỹ sẽ cung cấp trên 28 tỷ lít ethanol và diesel sinh học. Để khuyến khích sử dụng nhiêu liệu sạch, Chính phủ Mỹ đã thực hiện việc giảm thuế 0,50 USD/gallon ethanol, 1 USD/gallon diesel sinh học và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ sản xuất NLSH. Tổng thống đương nhiệm đã tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc dầu mỏ từ nước ngoài bằng cách đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển để tạo công nghệ mới sản xuất năng lượng sạch và NLSH.

Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) là liên doanh giữa Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) và tập đoàn Itochu Nhật Bản đang triển khai xây dựng nhà máy sản xuất Ethanol từ sắn tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước với công suất chế biến 100 triệu lít/năm (dự tính sử dụng 230 nghìn tấn sắn lát khô/năm hoặc 575 nghìn tấn củ tươi/năm). Việc duy trì và nâng cao năng suất, sản lượng sắn của vùng nguyên liệu tại các tỉnh Bình Phước, Đắc Nông, Tây Ninh là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết (nguyên liệu là sự sống còn của nhà máy). Do đó, Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam giới thiệu các thành tựu nghiên cứu chọn tạo giống và ứng dụng kỹ thuật vào canh tác sắn năng suất cao và bền vững cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nhằm nâng cao tối đa năng suất, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Bài viết do Thạc sỹ Trần Công Khanh,
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm giống Hưng Lộc (IAS),
Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam